views
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đang rất gần. Đây là thời gian vàng để các bạn học sinh ôn luyện các kiến thức về các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Trong bài viết này, cùng HOCMAI phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương
Tham khảo chi tiết tại:
https://hoctot.hocmai.vn/phan-tich-bai-tho-vieng-lang-bac-tac-gia-vien-phuong-hocmai.html
I. Thông tin về tác giả – tác phẩm
1. Tác giả: Viễn Phương
– Tên thật: Phan Thanh Viễn (bút danh: VIễn Phương, Đoàn Viễn)
– Sinh năm 1928 mất năm 2005 tại TP.HCM
– Quê quán: xã Tân Châu, tỉnh An Giang
– Viễn Phương là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam
– Năm 2001, Viễn Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
– Trong 30 năm tham gia chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, Viễn Phương đã có những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng
– Truyện ngắn và thơ là hai thể loại sở trường trong sáng tác của Viễn Phương. Trong đó thơ là thể loại giúp ông đạt được nhiều thành công nhất trong con đường nghệ thuật. Ngoài ra, các tác phẩm thuộc thể loại ký của ông cũng được đánh giá rất cao
Những tác phẩm tiêu biểu:
Quê hương địa đạo, Lòng mẹ, Thơ với tuổi thơ, Ngàn say mây trắng, Miền sông nước, Tháng bảy mưa ngâu, Đá hoa cương, Sắc lụa Trữ La, Phù sa quê mẹ, Hình bóng thương yêu,Gió lay hương quỳnh, Ngôi sao xanh, …
Cảm hứng sáng tác và phong cách thơ:
– Trong các tác phẩm của mình, Viễn Phương chủ yếu tập trung khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người trong những cuộc chiến đấu trường kỳ và đầy gian khổ của dân tộc.
– Trong giới nghệ thuật, thơ Viễn Phương được đánh giá là nền nã, man mác, có sự day dứt mà không hề cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Thơ của ông chính là tấm gương phản chiếu những gì nhìn thấy trong đời sống của ông
– Phong cách thơ: giàu cảm xúc, sâu lắng, tha thiết; giọng thơ nhỏ nhẹ, trong sáng như đang thầm thì; ngôn ngữ thơ đậm đà bản sắc dân tộc
phan-tich-bai-tho-vieng-lan-bac-1
2. Tác phẩm Viếng Lăng Bác
a. Hoàn cảnh ra đời “Viếng Lăng Bác”
– Bài thơ được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân”, xuất bản năm 1978
– Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác vào tháng 4 năm 1976, một năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. Năm 1976 cũng là thời điểm công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành. Viễn Phương trên danh nghĩa là một trong số ít đồng bào chiến sĩ miền Nam đã có cơ hội viếng thăm lăng Bác. Bài thơ là những cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng của Hồ Chủ tịch. Đó là những xúc động thiêng liêng, sự thành kính và lòng biết ơn vô hạn của Viễn Phương dành cho “vị cha già của dân tộc”
b. Giọng thơ
Cả bài thơ toát lên sự thành kính, trang nghiêm, nhẹ nhàng, trầm lắng, tương tự với tâm trạng của tác giả và không khí trong ngày viếng lăng Bác
c. Bố cục nội dung
Bài thơ bao gồm 4 khổ tương ứng với 4 nội dung chính, cụ thể:
– Khổ 1 (phần đầu): Cảm xúc của tác giả khi lần đầu đứng trước lăng Bác
– Khổ 2 (phần hai): Tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi chứng kiến dòng người vào viếng lăng Bác
– Khố 3 (phần ba): Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng và nhìn thấy Bác
– Khổ 4 (phần cuối): Cảm xúc của tác giả khi hoàn thành chuyến viếng lăng Bác và nói lời tạm biệt