views
Tiểu thương chợ Đông Ba 'hồi sinh' nét văn hóa áo dài sau gần 50 năm
Sau gần 50 năm vắng bóng, tiểu thương chợ Đông Ba (Thừa Thiên – Huế) đã quyết tâm khôi phục truyền thống mặc áo dài, hồi sinh nét văn hóa thú vị ở đất cố đô. Truyền thống mặc áo dài đang được tiểu thương chợ Đông Ba (TP.Huế, Thừa Thiên – Huế) ketqua net 30 "hồi sinh" sau gần 50 năm vắng bóng, cùng với nếp mua bán văn minh, đúng giá.
Những ngày này, nếu có dịp ghé thăm ngôi chợ nổi tiếng này, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh chị em tiểu thương dịu dàng, thướt tha trong tà áo dài mời chào khách. Cả khu chợ như vui hơn với những tà áo đủ gam màu của phụ nữ Huế ketqua net 30.
“Chị em chúng tôi cùng vận động nhau đều mặc áo dài, xây dựng vẻ đẹp văn minh của chợ Đông Ba. Khi mặc áo dài, tôi cảm thấy mình trở nên thùy mị, nết na đúng với phong cách của người con gái Huế. Du khách cũng rất thích thú, họ vào mua nhiều hơn, rồi cùng chụp ảnh lưu niệm”, chị Mã Tố Loan (42 tuổi, tiểu thương chợ Đông Ba) chia sẻ.
Khôi phục tà áo dài ở ngôi chợ truyền thống hơn trăm tuổi. Theo tư liệu lịch sử, chợ Đông Ba xuất hiện dưới thời vua Gia Long, tọa lạc bên ngoài cửa Chính Đông ketqua net 30 (cửa Đông Ba). Năm 1885, kinh đô thất thủ nên chợ đã bị thực dân Pháp phá bỏ.
Đến năm 1887, chợ Đông Ba được vua Đồng Khánh cho xây dựng lại ở bên ngoài cửa Chính Đông với tổng diện tích mặt bằng là 47.614 m2, trải dài từ cầu Gia Hội đến cầu Trường Tiền. Đến năm 1899, vua Thành Thái cho dời chợ ra vị trí như hiện nay, ketqua net 30 đánh dấu một bước phát triển mới của chợ.
Năm 1987, chợ Đông Ba được nâng cấp cải tạo với quy mô lớn. Đến nay, chợ Đông Ba đã hơn 123 năm tuổi. Trước năm 1975, Đông Ba là ngôi chợ nổi tiếng và quan trọng bậc nhất đất thần kinh, đáp ứng nhu cầu giao thương, lưu thông hàng hóa của người dân. Nét văn hóa áo dài của chợ Đông Ba và người dân Huế tồn tại cho đến năm 1975 và sau đó mất dần vì nếp sống văn hóa thay đổi.
“Khi còn con gái, tôi bán bông ở đây và đã mặc áo dài. Đến năm tôi 28 tuổi, tôi vẫn thấy tiểu thương trong chợ mặc áo dài. Tôi cũng không nhớ rõ kể từ lúc nào người ta không còn mặc áo dài nữa, chỉ nhớ khi xã hội dần phát triển, người ta theo model, mặc váy vóc này kia… Bây giờ nhìn chị em trong chợ mặc áo dài, tôi lại nhớ lại những ngày xưa”, bà Phan Thị Hoa, 81 tuổi, người đã bán ở chợ Đông Ba hơn 60 năm, bồi hồi nhớ lại những ký ức xưa.
Bà Võ Thị Em (77 tuổi, tiểu thương chợ Đông Ba) cũng nhớ ngày xưa tiểu thương ai cũng mặc áo dài. Người bán vải hay bán thịt bò ở ngoài kia cũng mang áo dài. Sau ngày giải phóng, nhu cầu mua của người dân cao nên hàng hóa nhiều, tiểu thương phải trèo ketqua net 30 lên trèo xuống sạp gỗ để dọn hàng, áo dài không còn tiện lợi. Dần dần, người ta không còn mặc nữa, rồi áo dài cũng từ từ mất đi", bà Em nói.
Bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng ban quản lý chợ Đông Ba, cho biết phong trào mặc áo dài trong chợ những ngày qua được hầu hết bà con tiểu thương hưởng ứng. Ban quản lý chợ cũng tích cực vận động tiểu thương duy trì việc mặc áo dài thường niên trong thời gian tới.
“Bà con rất hào hứng về việc mặc áo dài. Khi mặc áo dài, người bán hàng nhẹ nhàng hơn, khách du lịch sẽ thấy thích thú hơn khi tới ngôi chợ truyền thống này. Hiện nay bà con rất hưởng ứng, có người may 7 - 8 bộ áo dài. Trong thời gian tới, Ban quản lý chợ sẽ cố gắng vận động bà con duy trì việc mặc áo dài đi bán vào thứ bảy hằng tuần”, bà Thanh nói ketqua net 30.