views
Soan van 9 - Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Bài viết dưới đây, HOCMAI.vn sẽ phân tích bài thơ này để cảm nhận rõ hơn niềm vui, niềm hứng khởi trong đó nhé. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất nước, khí thế lao động và niềm tự hào của nhà thơ.
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hơn tại đây:
https://hoctot.hocmai.vn/phan-tich-bai-tho-doan-thuyen-danh-ca-tac-gia-huy-can-hocmai.html
I. Thông tin về tác giả – tác phẩm
1. Tác giả: Huy Cận
– Tên thật: Cù Huy Cận
– Quê quán: huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
– Sinh năm 1919 mất năm 2005
– Huy Cận từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cấp cao trong chính phủ Việt Nam
– Ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
– Huy Cận là một trong những gương nhà thơ xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam:
Tiểu sử nhà thơ Huy Cận:
Huy Cận sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo tại Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, Huy Cận theo học ở quê, sau tiếp tục học trung học ở Huế rồi đậu tú tài Pháp. Tốt nghiệp trung học, ông ra Hà Nội theo học tại Cao đẳng Canh nông. Trong thời sinh viên, ông đã quen thân với nhà thơ Xuân Diệu, hai người ở chung trong ngôi nhà nhỏ tại phố Hàng Than. Từ năm 1942, Huy Cận tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn (tổ chức văn học đầu tiên của nước ta)
Sự nghiệp sáng tác của Huy Cận:
– Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945: Huy Cận ghi dấu là một trong những tên tuổi nổi bật của phong trào thơ Mới, với những tác phẩm thơ được lấy cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế như: Tập thơ “Lửa thiêng” (1936 – 1940), Kinh cầu tự (1942), Vũ trụ ca (1940 – 1942
– Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945: thời gian này, thơ Huy Cận không còn mang nặng nỗi sầu nhân thế như trước, thơ ông chủ yếu là hồ hào, tràn ngập niềm vui cuộc sống mới và con người mới. Các tập thơ tiêu biểu có thể kể đến như: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Hai bàn tay em, Hạt lại gieo, Những năm sáu mươi,…
Phong cách nghệ thuật trong thơ Huy Cận:
– Thơ được lấy cảm hứng ở nhiều khía cạnh đối cực như: vũ trụ – cuộc đời, sự sống – cái chết, niềm vui – nỗi buồn, hiện thực – lãng mạn, …
– Thơ Huy Cận mang giọng điệu chân tình, mộc mạc và đậm tư tưởng triết lý; hình ảnh thơ sinh động, gần gũi mà giàu sức gợi
2. Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá:
a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá
– Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” xuất bản năm 1986, là một trong số những tập thơ nổi tiếng của Huy Cận trong giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945
– Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết vào tháng 10 năm 1958. Đây là giai đoạn miền Bắc được giải phóng, nhân dân bắt đầu cuộc sống mới, đồng thời bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam
– Bài thơ là kết tinh những cảm nghĩ và suy tư sâu sắc của Huy Cận sau chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ ông mới thực sự trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên, tự hào về đất nước, về con người lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
b. Ý nghĩa nhan đề “Đoàn thuyền đánh cá”
– Sử dụng hình ảnh “đoàn thuyền”, Huy Cận muốn đề cao tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng, chung sức cần phải có của các thành viên trên tàu. Trong Cách mạng, đoàn kết là sức mạnh giúp dân tộc đi đến thắng lợi. Sau Cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động cũng chính là nhân tố cốt lõi, góp phần xây dựng giá trị con người Việt Nam.
– “Đoàn thuyền đánh cá” là hình ảnh sinh động, trong đó có con thuyền gắn liền với hoạt động “đánh cá” của người dân miền biển. Từ đó, gợi ra không khí lao động sôi nổi, hăng say của những người dân làng chài, những thành quả lao động giúp xây dựng đất nước theo nhịp sống mới sau chiến tranh.
– Chỉ một nhan đề thơ vẻn vẹn bốn chữ nhưng Huy Cận đã vẽ ra một bức tranh sinh động về cảnh sinh hoạt làng chài với chất liệu chính là thiên nhiên, cảnh vật và con người lao động nơi đây
c. Bố cục nội dung
Theo hành trình một chuyến ra khơi, nội dung “Đoàn thuyền đánh cá” được phân chia như sau:
– Phần một (khổ 1,2): Cảnh đoàn thuyền ra khơi, bắt đầu hành trình đánh bắt cá xa bờ
– Phần hai (khổ 3,4,5,6): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển, mang khí thế lao động hào hùng
– Phần ba (khổ thơ cuối): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong khung cảnh thiên nhiên tráng lệ.